Thursday, October 1, 2015

Coppy để lúc rãnh sẽ thảo luận

Họ thường nói như thế, lược trích  bài của  Joyce Anne Nguyen


Có một điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.

1. Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.

2. Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về nói xấu tổ quốc.

3. Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước.

4. Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.

5. Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.

6. Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.

7. Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.

8. Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.

9. Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.

10. Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.

11. Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.

12. Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.

13. Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.

14. Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.

15. Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.

16. Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.

17. Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét. Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.

18. Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ.

19. Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.

20. Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.

21. Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.

22. Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.

Joyce Anne Nguyen
15/2/2010





Wednesday, September 23, 2015

Cố kiếm tiền rồi làm gì !


NGƯỜI VIỆT NAM ĐANG CỐ KIẾM TIỀN, ĐỂ LÀM GÌ!
1.    Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.
2.    Không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
3.    Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy. Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ.
4.    Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên.
5.    Nhưng rồi sự giàu có đó, sự tách biệt hãnh tiến đó bất chợt vỡ toang như những chiếc bong bóng xà phòng khi cơn mưa đem lụt lội đến. Họ nhận ra rằng mặt bằng cuộc sống không an sinh, không có gì cân bằng với giáo dục. Môi trường, an ninh… Mọi hợp đồng bảo hiểm chỉ là trò tận thu chứ không hề cứu rỗi lúc tai ương. Mọi lời hứa vĩ đại trôi qua năm tháng, chìm vào hiện thực. Tương tự  như sự kiện “ngày đen tối” của thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc, trong tháng 9/2015 với gần 10 tỷ USD bốc hơi trong vài ngày, đã nhắc khéo rằng dường như mọi lâu đài đang được dựng lên bằng ảo tưởng của một đám đông, và bằng thực tế đáng giá của một vài kẻ đứng sau cánh gà.
6.    Một chị bạn để dành được ít tiền sau những năm dài vật lộn mưu sinh, đã gọi hỏi tôi rằng có cách nào đưa con đi du học nước ngoài thật nhanh. Khi tôi hỏi lý do vì sao chị gấp gáp như vậy, thì câu trả lời – không phải của riêng một người – rằng chị cảm thấy lo lắng và muốn đưa con đến một môi trường sống và giáo dục tốt hơn. Một thế hệ mới của người Việt đang tự cào cấu với khát vọng đổi thay cuộc sống của mình nhưng bất lực, nên đành chọn cách chạy đi?
7.    Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.
8.    Đã có bao nhiêu người Việt đang gắng làm giàu, chỉ để tìm cách cho mình hay con em mình rời xa quê hương? Chắc không ít, và cũng chắc chắn không phải là một khuynh hướng tạm thời.
9.    Chưa có con số thống kê nào về người Việt Nam nhưng tin tức vẫn hay hé mở cho biết các đại gia Việt luôn trong thế “an toàn” khi tất cả nhà cửa, tài sản, gia đình… được sắp xếp ở Mỹ, Canada… thậm chí ở ngay Singapore. Cũng như người Trung Quốc, họ đã cố gắng làm giàu bằng mọi cách trên quê hương mình nhưng không chọn tồn tại ở nơi đó. Điều này có ý nghĩa gì?
10. Có cái gì đó thật khó nghĩ về cách vồ vập muốn làm giàu của người Việt hôm nay, kể cả cách sau đó họ che mặt ra đi, bất chấp Việt Nam vẫn đang sáng rực tên trên các bản tin bình chọn là một trong những quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới.
Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân, đời thật đẹp với những chùm khế ngọt.  Nhưng dường như một lớp người Việt hôm nay không chỉ tranh nhau hái trái, đốn hạ cây mà âm mưu sở hữu bán cả mảnh đất cha ông đã trồng cây để đầy túi. Nhưng lạ thay, sau đó họ lại lặng lẽ  gói ghém ra đi thật xa. Người Việt đang cố gắng làm giàu thật nhanh rồi như vậy, vì sao?
Xin đừng ai trả lời. Đừng nói một lời nào cả. Chúng ta hãy cùng lặng im và suy ngẫm.

(Trích lược bài viết của Tuấn Khanh, ngày 23 tháng 9 năm 2015)

Sunday, May 17, 2015

Chiêu thức võ công trog truyện của Kim Dung


Công dụng khó lường của võ công Kim Dung
Lược lại bài viết của Lâm Nguyễn

1.    Độc Cô Cửu Kiếm dùng giết ếch
Trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cửu Kiếm thuộc loại kiếm pháp oai lực và thần bí nhất. Chỉ gồm có 9 thức, nhưng Độc Cô Cửu Kiếm có thể phá được mọi loại võ công trong thiên hạ, từ đao, kiếm, phi tiêu, chưởng lực cho tới nội công. Được rút gọn tới mức cô đọng nhất, nguyên lý tối cao của bộ kiếm thuật này chỉ bao gồm trong năm chữ: "vô chiêu thắng hữu chiêu".
Tất cả chủ nhân của Độc Cô Cửu Kiếm đều là những võ lâm đại cao thủ về kiếm thuật. Chủ nhân đầu tiên của lộ kiếm pháp này là Độc Cô Cầu Bại, người cả đời chỉ mong có một lần thua trận. Người kế tiếp là Phong Thanh Dương của Hoa Sơn, một thân võ công xuất quỷ nhập thần của ông khiến võ lâm đồng đạo không ngớt trầm trồ, ca tụng, dù đã mai danh ẩn tích hàng chục năm trời. Dương Quá cũng luyện thành môn kiếm pháp uy lực bá đạo này, để rồi một tay một kiếm tung hoành khắp Trung Nguyên, lừng lẫy với danh hiệu Tây Cuồng!
Lệnh Hồ Xung cũng là một trong những truyền nhân hiếm hoi của Độc Cô Cửu Kiếm. Dưới tay Lệnh Hồ Xung, nó được phát dương quang đại, đại hiển thần uy không ít lần, tuy nhiên cũng có lúc môn kiếm thuật xuất quỷ nhập thần này phải cam chịu cảnh ấm ức dưới tay gã lãng tử tửu đồ phái Hoa Sơn. Đó là lúc Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh bị thương nặng, gần như không còn chút sức lực nào, Độc Cô Cửu Kiếm phải thể hiện uy lực khôn cùng của mình khi ... giết ếch. Khi Nhậm Doanh Doanh dùng chút sức lực cuối cùng đi bắt ếch, Lệnh Hồ Xung không chút ngại ngần dùng kiếm pháp của mình... mổ ếch. Nhậm Doanh Doanh khi đó đã chọc ghẹo chàng: "Người xưa thường nói 'giết gà dùng dao mổ trâu'. Ngày nay, Lệnh Hồ đại hiệp lại dùng Độc Cô Cửu Kiếm làm thịt ếch".

2.    Lục Mạch Thần Kiếm dùng để giải rượu
Lục Mạch Thần Kiếm là môn kiếm khí bá đạo và cực kỳ uy lực của Đoàn Thị Đại Lý. Nó sánh ngang với Dịch Cân Kinh bí truyền của chùa Thiếu Lâm, có khả năng dùng kiếm khí vô hình đả thương đối thủ từ xa. Nói là kiếm pháp, nhưng thực chất, Lục Mạch Thần Kiếm lại là một môn chỉ pháp tối thượng. Nội lực sẽ được lưu chuyển tới đầu ngón tay, sau đó phóng ra ngoài thành luồng kiếm khi vô hình vô ảnh, có sức sát thương không thua gì một thanh lợi kiếm, nên mới được gọi là Lục Mạch Thần Kiếm.
Trong truyện Kim Dung, chỉ có duy nhất Đoàn Dự luyện được môn tuyệt học này. Tuy nhiên, chàng lại sử dụng nó theo kiểu ngẫu hứng, lúc được, lúc không, nên đã sinh ra nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười. Có những lúc Lục Mạch Thần Kiếm có thể đại hiển uy lực, khiến các đại cao thủ võ lâm sống dở chết dở; nhưng cũng có những lúc nó nhất định không chịu phát ra, khiến cho Đoàn công tử phải vắt chân lên cổ chạy giữ lấy mạng.
Có điều, ngoài tác dụng đả thương, giết địch, Lục Mạch Thần Kiếm còn có một tác dụng phụ khác hoàn toàn khác biệt: giúp chủ nhân... ăn gian khi uống rượu. Lần đầu tiên gặp mặt Kiều Phong, Đoàn Dự bị vị đại ca phóng khoáng khích bác thi uống rượu. Tửu lượng của Kiều Phong vô địch thiên hạ, nhưng khi găp truyền nhân của Lục Mạch Thần Kiếm thì cũng đành cam bái hạ phong. Đoàn Dự uống chưa được một chén đã say mềm, nhưng khi vô tình vận nội công, Lục Mạch Thần Kiếm lại giúp... tiết rượu vừa uống ra đầu ngón tay, chảy sạch ra ngoài.

3.    Nội công tâm pháp của Võ Đang được dùng làm lò sưởi
Nội công của Võ Đang phái do Trương Tam Phong chân nhân sáng lập, là một trong những môn nội công thượng thừa của võ lâm. Nó là cái gốc của võ công môn phái, để từ đó có thể luyện ra Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm hay những môn võ thuật độc môn như Thê Vân Tung, Thuần Dương Vô Cực... Tuy nhiên, với ái đồ của Trương Tam Phong, môn nội công thượng thừa này còn có một công dụng hoàn toàn khác.
Trương Thúy Sơn là đồ đệ thứ năm của Trương Tam Phong, cũng là người được ông yêu quý nhất. Một thân võ công của Trương Thúy Sơn do chính Trương Tam Phong truyền thụ, nên dù tuổi còn rất trẻ, chàng đã nổi danh khắp võ lâm với biệt hiệu Ngân câu thiết hoạch. Không chỉ bút pháp, câu pháp đạt cảnh giới thượng thừa, nội công của Thúy Sơn cũng vô cùng vững vàng và mạnh mẽ.


Trong lần đầu tiên gặp mặt Ân Tố Tố trên một chiếc thuyền, trang phục của Trương Thúy Sơn vô tình bị nước làm cho ướt nhẹp. Ân Tố Tố nhẹ nhàng đề nghị chàng thay bộ trang phục mới. Tuy nhiên, Trương Thúy Sơn nhất quyết từ chối. Một phần vì chưa quen biết, phần vì có ác cảm với hành động của Ân Tố Tố và phần khác muốn thể hiện chút võ công, chàng quyết định vận nội công của Võ Đang để hong khô quần áo. Chỉ trong chốc lát, hơi ấm từ đan điền Thúy Sơn bốc ra ngùn ngụt, quần áo trên người lập tức bay hơi và khô ráo hệt như chưa từng bị ướt. Ân Tố Tố nhìn thấy một màn kỳ lạ đó không khỏi khâm phục, buột miệng khen: "Nội công của phái Võ Đang quả nhiên đứng đầu thiên hạ".

4.    Song thủ hỗ bác được dùng để giải sầu
Song thủ hỗ bác là môn kỳ công tuyệt thế trong thiên hạ, do Chu Bá Thông sáng tạo ra. Môn võ công này kỳ quái ở chỗ nếu luyện thành, người sử dụng có thể mỗi tay dùng một chiêu thức tấn công đối thủ. Ví dụ như một tay dùng đao chém, tay kia lại dùng kiếm đâm hay chưởng đánh cùng một lúc, e rằng đối thủ sẽ như đang phải đối diện với sự vây công của hai người. Môn võ lợi hại tới mức những đại tông sư võ học như Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư được chứng kiến cũng không khỏi trầm trồ tán thưởng, cho rằng đây là môn võ công hiếm có trong thiên hạ.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Chu Bá Thông dày công nghĩ ra môn võ công chỉ là vì buồn chán. Bị nhốt tại Đào Hoa Đảo suốt nhiều năm, bản thân lại là người hiếu võ tới mức điên cuồng, Chu Bá Thông chỉ hận không thể tìm ra đối thủ để mà tỷ đấu. Chính vì thế, lão đã quyết định tập cho... hai tay của mình đấu với nhau. Một tay đánh, tay còn lại đỡ và ngược lại. Cứ như thế, Song thủ hỗ bác uy lực bá đạo đã được ra đời.
Có điều, dù đã được luyện thành, môn kỳ công vô tiền khoáng hậu đó vẫn chỉ được lão ngày ngày dùng làm trò tiêu khiển trong hang đá. Lão chỉ coi Song thủ hỗ bác hệt như một trò chơi của đám trẻ con, cho mãi tới tận khi Quách Tĩnh gợi ý lão dùng nó vào việc chiến đấu, thay vì chơi đùa. Ngay khi được Quách Tĩnh gợi ý, lão mới ngộ ra điều đơn giản ấy và ngay lập tức, trở thành... thiên hạ đệ nhất võ lâm. Khi dùng Song thủ hỗ bác kết hợp với Cửu Âm Chân Kinh và vô số môn tuyệt học khác lão sở hữu, Chu Bá Thông đã có một thân võ công thượng thừa không ai địch lại và trong lần luận kiếm Hoa Sơn cuối cùng, lão đã được tất cả những người còn lại suy tôn ngồi ở ngôi cao nhất, thay thế cho vị sư huynh quá cố Vương Trùng Dương.
Môn tuyệt học này lại là một trong những môn võ công dễ dàng đưa ra ngoài đời thật nhất, bởi nó không hề ghê gớm hay thần bí như Hàng Long Thập Bát Chưởng hay Lục Mạch Thần Kiếm. Chỉ cần 2 tay đánh hai thế võ khác nhau, người đọc có thể hình dung ra ngay môn võ công độc môn gắn liền với tên tuổi Lão Ngoan Đồng.

5.    Huyền Thiên Chỉ dùng thay tủ lạnh
Trong Tiếu ngạo giang hồ có bốn nhân vật kỳ lạ: Giang Nam Tứ Hữu. Không chỉ sở hữu võ công cao cường, mỗi người trong số họ còn đeo đuổi một thú vui đặc biệt và thậm chí coi nó như mạng sống của bản thân.
Tứ trang chủ Đan Thanh tiên sinh là một tửu đồ mê rượu, tam trang chủ Ngốc Bút Ông cả đời say mê thư pháp, Hắc Bạch Tử nhị trang chủ lại yêu thích đánh cờ, còn lão đại Hoàng Chung Công thì lại dành hết tâm huyết vào những ngón đàn. Hắc Bạch Tử là nhân vật nhiều tham vọng nhất trong số bốn anh em, nhưng đồng thời, võ công gã sở hữu cũng cao siêu khó lường. Ngoài bàn cờ bằng sắt pha đá nam châm dùng làm vũ khí cực kỳ lợi hại, Hắc Bạch Tử còn sở hữu một môn chỉ pháp uy lực bá đạo: Huyền Thiên Chỉ.
Không chỉ mạnh mẽ, bén nhọn, chỉ lực này còn mang theo hàn khí buốt xương nhờ một thân nội lực hùng hậu của lão. Có điều, trong suốt câu chuyện, Huyền Thiên Chỉ ghê gớm kia chỉ được sử dụng vào mỗi một mục đích duy nhất: thay thế nhiệm vụ của chiếc tủ lạnh! Khi bị người em Đan Thanh tiên sinh vật nài đòi xin một ít băng để ướp rượu, Hắc Bạch Tử dù ngao ngán vẫn phải thở dài đồng ý. Lão vận nội lực lên ngón tay, nhúng vào chậu nước. Chỉ sau ít phút, mặt nước sủi tăm li ti và biến thành một lớp băng dày. Chứng kiến nội lực phi thường của lão, tới Thiên Vương Lão Tử Hướng Vấn Thiên một thân bản lĩnh nghiêng trời lệch đất cũng phải tấm tắc khen thầm.

Đáng tiếc, ngoài việc làm ra ít đá lạnh để người em uống rượu cùng Lệnh Hồ Xung, môn chỉ pháp bá đạo này không được Hắc Bạch Tử sử dụng thêm một lần nào nữa. Sau cuộc gặp gỡ cùng Lệnh Hồ Xung ít ngày, Hắc Bạch Tử và ba người anh em của mình đều trúng kế. Riêng Hắc Bạch Tử thê thảm hơn cả khi bị Hấp Tinh Đại Pháp hút hết một thân nội lực, trở thành kẻ tàn phế mất hết võ công.

Saturday, August 9, 2014

Câu chuyện con lừa và bài học cuộc sống


Chủ Blog:  Hơn hai tháng về thăm Việt Nam và xúc tiến công việc, mình đã gặp nhiều anh em và bạn bè. Rất nhiều người rơi vào tình cảnh khó khăn - bế tắc, mình thì không giúp gì được. Quay về Mỹ đọc trên Blog của Nguyễn Xuân Diện thấy bài này cũng hợp, copy về trang của mình. 
(Kentucky ngày 08/08/2014)  

CÂU CHUYỆN CON LỪA VÀ BÀI HỌC CUỘC SỐNG


Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng.

Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì.

Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.

Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. 

Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. 

 
Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

P/s: Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. 
Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. 
Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
________________________

Saturday, February 1, 2014

Ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014

Chủ blog: đầu năm 2014 nhân đọc bài phỏng vấn tiến sĩ Alan Phan do Trần lương thực hiện, mình cô đọng lại vài ý tâm đắc. 


2. Khi được hỏi: Nghe như T/S mô tả một chương trình về hưu sớm? Còn các tài sản của T/S thì sẽ theo mô hình nào để tăng trưởng?
Đáp: Tôi là người không tin vào việc để lại di chúc. Tôi nhìn thấy quá nhiều trường hợp khi các đại gia chủ soái “bỏ đi về thiên đường”, con cháu, bạn bè, nhân viên…quay mặt cắn xé nhau và không từ bỏ thủ đoạn nào để chiếm hữu phần tài sản trội hơn số mình được chia. Ngay cả khi còn sống, nhiều anh chị kế thừa vẫn sẵn sàng âm mưu giết hay bố trí bắt cha mẹ vào nhà thương điên để hưởng thụ tài sản nhanh chóng hơn. Do đó, tôi luôn đặt kế hoạch là phải phân chia hết mọi tài sản khi mình còn sáng suốt, khoẻ mạnh…giữ lại vừa đủ cho bản thân sống đời giản dị trước khi chết. Tôi tin là mọi người nên chết “trắng tay”, chỉ để lại một số tiền nhỏ cho con cháu lo hậu sự. Nếu chi phiếu ma chay có bị hoàn trả vì “không tiền bảo chứng” thì đó sẽ là trò đùa cuối cùng.

3. Hỏi: Trong việc viết “lách” cho GNA, nhiều độc giả cho rằng ngoài các đề tài kinh tế, T/S Alan Phan rất chống đối XHCN của các nước như Trung Quốc, VN, Bắc Triều Tiến hay Cuba, do những “hận thù” còn vương vấn?
Đáp: Hoàn toàn sai. Hai lý do: một, tôi luôn nghĩ mình là con người do khoa học đào tạo, tức là biết nhận thức những góc nhìn đa chiều và không cố chấp, giáo điều. Thứ hai tôi rất may mắn là không mất gì nhiều trong biến cố 1975, ngoài một số tài sản, khá lớn lúc đó, nhưng nhìn lại từ hiện tại thì không đáng kể. Nếu tôi có những trải nghiệm về đi tù cải tạo, hay có thân nhân bị hải tặc Thái cưỡng hiếp chẳng hạn thì có thể lòng hận thù vẫn hiện diện? tôi không biết. Ngoài ra, tôi là một doanh nhân, luôn nhìn về phía trước sau khi vấp ngã; không phải là một nghệ sĩ hay triết gia chỉ biết đắm mình vào quá khứ.

4. Hỏi: Nhưng các bài viết của T/S luôn nói đến cái “huy hoàng” của thời trước 1975?
Đáp: Đó là những hoài niệm về các ký ức thật đẹp của một trai trẻ trong tuổi mới lớn, không pha một chút sắc màu gì về chính trị. Bản thân tôi, hoàn toàn dị ứng với thế giới của các chính trị gia. Qua tuổi 40, tôi có nhiều tiền, nên hay la cà theo nhiều chính trị gia quyền lực nổi tiếng của Mỹ và các nước Á Châu. Sau vài năm, tôi học được một điều quan trọng là nếu muốn sống chân thật và tử tế, không nên đu dây theo các ông bà này.

5.Hỏi: Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn cho phần lớn người dân?
Đáp: Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa học, tốn nhiều thập kỷ và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp mọi lãnh vực.
Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước 1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.
Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử…cảnh quan thành phố thì lộn xộn không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt…Mỹ có thành ngữ “it’s really ugly” (thật là xấu xí)…

6. Hỏi: Nhưng cái xấu xí vẫn không ngăn ông sống và làm việc khá nhiều thời gian ờ Việt Nam?
Đáp: Trong những năm gần đây, quả tôi có hay về Việt Nam. Nếu tôi chỉ thuần tuý là một người nước ngoài, tôi sẽ hưởng thụ rất tốt các thú vui do đồng tiền mang lại như tiệm ăn ngon, bãi biển đẹp, nhiều chân dài sẵn sàng, hay những chém gió hời hợt qua các tiệc rượu của những đại gia. Sau một, hai năm, khi nhàm chán thì chỉ xách va li đến một xứ khác.
Nhưng vì tôi là người Việt, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quê hương và trong quá trình, tôi khám phá hai cái hobby rất thú vị: một là Góc Nhìn Alan, nơi tôi chia sẻ hàng tuần với các trí óc và tâm hồn trẻ đang khao khát đi tìm một dòng suối mát cho cuộc sống quá tệ hại. Kế đến là những người bạn chỉ đợi tôi gọi là có mặt để cùng nhau chia vui (khó tìm ở những nơi bận rộn như Hồng Kông hay Mỹ).

7. Hỏi: T/S nghĩ giải pháp “hoà hợp hoà giải” có đem cho dân tộc Việt một sức mạnh mới và tạo một cú hích mới cho xã hội?
Đáp: Chỉ nghe khẩu hiệu xong là thấy mệt. Tại phần lớn các quốc gia phát triển, không ai buồn nói đến chuyện hoà giải hay hoà hợp. Mọi cá nhân đều có những tư duy và phán xét rất khác biệt nhau; không ai có thể bắt ai phải “hoà hợp” với lối sống hay “định hướng” của mình. Điều quan trọng nhất phải là “tôn trọng”. Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cái tự do cá nhân, tôn trọng tài sản người khác từ vật chất đến trí tuệ đến tâm linh. Có tôn trọng nhau thì sẽ có sự hiếu hoà và từ đó tinh thần “hoà giải” phát sinh. Mà hoà giải không được thì cũng chẳng sao. Đưa nhau ra toà hay nhờ các thành phần độc lập phân giải theo cơ chế pháp trị nếu cần. Tốt hơn, thì “live and let live” (sống và để người khác sống).
Tôi dị ứng nhất là những người ngoài thích xông mũi vào đời tư tôi để khuyên bảo. Tệ hơn nữa là bắt tôi phải theo một giải pháp người khác đã định sẵn. Sau cùng, nếu người đó là một anh chị ngu hơn mình thì chỉ biết khóc thầm.

8. Hỏi: T/S nghĩ thế nào về các thế hệ trẻ, kế tiếp của Việt Nam khi họ nắm quyền lực?
Đáp: Phần lớn các hoàng tử công chúa, ngay cả những quản lý trung cấp, đã được đưa đi huấn luyện đào tạo khắp nơi tại các nước phát triển. Như các bạn đồng trang lứa ở Âu Mỹ Nhật, họ thường nắm bắt nhiều kỹ năng và sáng tạo, cùng khả năng dám ứng dụng những công nghệ, cách quản lý mới hơn các bậc cha chú. Tôi đã kỳ vọng nhiều về những lãnh đạo mới này.
Tuy nhiên, tôi khá thất vọng khi tiếp xúc với họ vì ngoài các tài năng nói trên, tôi cũng nhận xét thấy lớp người trẻ này không kém thế hệ trước về tinh thần vô cảm, lòng tham lam, sự chụp giựt cơ hội…Họ giỏi hơn, nên cũng sâu hiểm và tàn nhẫn hơn. Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên là một ví dụ chính xác nhất.
Tôi chỉ hy vọng là mình sai trong sự đánh giá này. Nếu không, đêm đông còn dài hơn là chúng ta mơ ước.


Tuesday, December 31, 2013

Cuối năm, doanh nhân 'sống qua ngày, chờ qua đời'

Chủ Blog: Ngày 31 tháng 12 năm 2013 gặp bài viết này trên VnExpress, mang về blog (có chỉnh sửa lại một chút) làm kỷ niệm 10 làm kinh tế tư nhân. Riêng cá nhân thì có vài chổ chưa đồng ý với tác giả. 

Cuối năm, doanh nhân 'sống qua ngày, chờ qua đời'

Nhân dịp cuối năm, với tư cách là một doanh nhân khá thành công, tôi có đôi dòng chia sẻ cùng các bạn doanh nhân. Một mặt là đồng cảm của người trong cuộc, hai là cũng để cho người ngoài giới doanh nhân có cái nhìn khách quan, thông cảm hơn cho chúng tôi.

Những ngày này, một doanh nghiệp đối tác của tôi rất nổi tiếng nhưng lại đang trong giai đoạn bị phong tỏa tài sản vì  còn khoản nợ vài trăm triệu, và xem như đã được xếp vào nhóm nợ vô cùng xấu. Chỉ còn chút hi vọng mong manh như sợi chỉ mành trước gió bão.

Doanh nhân có nhiều người bên ngoài thì hoành tráng lắm nhưng bên trong chắc không thua gì cái bánh tráng. Nghiệp doanh nhân nhiều khi nó thế! Tình hình thị trường rất căng thẳng, không thay đổi thì công ty có khả năng không sống được đến năm sau. Nhiều doanh nhân hiện nay cũng đang rơi vào thế kẹt, không có được tầm nhìn dài hơi nữa mà chỉ cầm cự. Có nhiều người nói vui là “ sống qua ngày chờ qua đời” hay “lỡ phóng lao thì phải theo lao”.

Chú em họ của tôi, mới chập chững vào kinh doanh được hơn một năm, tuần trước gọi điện nói: “Anh ơi, phải chi em làm kinh doanh sớm hơn, vào kinh doanh rồi mới thấy nhiều cái hay quá, và  cũng nhiều cái zích zắc trong nghề quá mà giờ em mới hiểu”. Tôi hỏi ra thì chú ấy bảo đang có kế hoạch trộn sản phẩm lọại A 70% và loại B 30% vào bán giá loại A… Tôi nói đừng, thì chú ấy nói rằng thương mại nó thế! Hoàn cảnh hiện nay, người khôn của hiếm, nhiều khi “cái khó ló cái ngu" là thế.

Còn nữa, trước đây chú năn nỉ mượn anh 100 triệu đồng để kinh doanh. Tôi thương em, cho em nó mượn trả góp hàng tháng. Thế mà chưa được 2 tháng, chú em lại gọi điện hỏi: “Anh ơi em định mua xe hơi cho nó bằng người ta”. Tôi góp ý trong vòng 30 phút là thôi đừng mua. Thế mà, 10 ngày sau tôi được tin báo rằng anh ơi em mua xe rồi! Xã hội bây giờ người ta lấy tiền để đánh giá sự thành công của một người, làm cho một số doanh nhân tưởng rằng thành công được đo bằng những thứ bên ngoài. Thật khổ.

Sáng nay nhận được tin chú em ấy bị tuyên án 2,5 năm tù vì tội làm trái quy định của nhà nước về mặt hành chánh. Lòng tôi buồn rượi rượi. Cũng nhiều người khó chút làm đại, ai ngờ đến khi có chuyện mới biết mình dại. Nhiều người cũng không muốn thế, nhưng đôi khi trong cuộc chơi nó dắt đến chỗ phải ngừng, không ngừng được là sẽ sinh ra những hệ lụy khó khăn hơn. Cũng mới hôm qua, tôi hỏi thăm một thằng bạn làm về đồ nội thất, xem tình hình có sáng sủa những này cuối năm không, thấy cả năm lỗ, chắc 1-2 tháng cuối này có lãi để bù.

Thị trường nhiều khi vận hành theo cách riêng của nó, phá vỡ nhiều nguyên tắc, dự báo của các chuyên gia! Trên đây là những cái khổ của chúng ta, nếu như không sáng suốt, bản lĩnh, mạnh mẽ và đúng đắn, thì chúng ta sẽ như hơn 60 nghìn doanh nghiệp “chết” trong năm nay.

Ngoài ra, chúng ta còn khổ với những cái khổ khác như:
1. Khổ từ bên ngoài: Ăn mặc thì phải đẹp, xe phải xịn, thời trang… Tất nhiên có nhiều người đạt đến ngưỡng thì họ bỏ qua phần này.

2. Khổ trong tiêu xài: Doanh nhân mà, phải xài cho ra xài chứ, đi đám cưới ít tiền coi sao được, con cái thiếu chút sao đành lòng? Nhưng xài tiền của ai? Tính sau! Cũng tất nhiên,  có nhiều người đạt ngưỡng thì họ không quan trọng phần này.

3. Khổ trong giúp đỡ: Hồi chưa làm doanh nhân, giúp đỡ người thân 500 nghìn đồng, người thân cảm ơn. Bây giờ là doanh nhân rồi, hỗ trợ 5 triệu đồng, người thân cho là bình thường, không có một lời cảm ơn, rồi nói rằng “nhiêu đây nhằm nhò gì với nó”.

4. Khổ trong giao tiếp: Vì tập trung quá trong công việc, nên nhiều khi không có thời gian cho bạn bè, người thân thì bị cho là khi giàu quên bạn, quên gia đình. Mà khi ngồi nói chuyện đôi khi có hợp chút nào đâu? Tư duy về vấn đề khác nhau nhiều lắm, cho nên lại càng xa nhau.

5. Khổ từ bên trong: Làm việc nhiều sinh ra nhiều thứ bệnh: béo phì, gan máu nhiễm mỡ hết trơn, khớp thì mỏi, mắt thì mờ, tóc thì bạc…chỉ được ăn rau, mà phải là rau sạch. Hèn chi, tôi thấy rau sạch càng ngày càng hiếm và đắt các anh nhỉ?

6. Khổ trong gia đình: Về nhà phải vui, bắt buộc rồi vì có con trẻ mà, vợ trẻ nữa thì càng phải vui nhiều, nhưng vui gì mà vui khi nợ nần, doanh số, chỉ tiêu, cạnh tranh, tồn kho nó nhảy múa trong đầu? Vui giả được không? Tất nhiên là không được, trẻ con và phụ nữ họ nhạy cảm lắm, nên khổ thôi!

7. Khổ trong quan hệ: Đã yếu rồi mà phải bắt quan hệ khắp nơi: đối tác, bạn hàng, khách hàng, cơ quan ban ngành đoàn thể, trường lớp, từ thiện và các thành phần ép quan hệ khác.

8. Khổ trong công ty: Nhân viên thì nhiều người, mỗi người một ý (thậm chí 2 ý) mà để hiệu quả thì phải “dụng nhân như dụng mộc”. Hiểu được họ cũng phải là quá trình, học nghiên cứu, tám, nghiên cứu facebook, đe dọa các kiểu thì mới hiểu, hiểu xong nhiều trường hợp dụng không được luôn. Khổ!

9. Khổ với miệng lưỡi thế gian: Nhiều khi thành công được chút gì đó sau bao nhiêu thứ khổ ải, như sắm chiếc xe xịn chút như SH chẳng hạn… xa xỉ một vài trăm triệu cho đời có chút vui thì gặp ngay các anh hùng bàn phím "ném đá" cho là không thông minh.

Trên đây là đại diện cho những cái khổ của chúng ta, cuối năm kể ra để cho những người xung quanh chúng ta có cái nhìn đồng cảm, thông cảm hơn. Chúng ta cũng cùng động viên nhau rằng có trên 300 nghìn người cùng đang khổ để tiến lên vì hai tiếng doanh nhân này.

Minh Nho


Wednesday, September 25, 2013

Cơ và Nguy

Trích từ Blog Alan "một góc nhìn Alan"

1. Mt lp lun tôi nghe khá thường xuyên trong nhng lúc trà dư tu hu gn đây. Đó là tình hình suy thoái, nguy him ca chúng ta cha nhiu “cơ hi tim năng” cho nhng doanh nghip biết nm bt và thích ng. Thm chí, mt vài chuyên gia còn viết bài v “cơ may ca Vit Nam trong cơn khng hong này.

2. Ai cũng đều đưa ra một minh chứng là từ ngàn xưa, chữ Trung Quốc đã ghi rõ “cơ” nằm giữa “nguy”. Những đầu óc đình đám nhất của chúng ta luôn giả định là các tổ tiên Tàu đã nói thế thì đây là chân lý rồi. Phận con cái phải nghe theo thôi. Thậm chí, một đại học giả còn nhắc chúng ta phải mang ơn mẫu quốc về cơm áo cũng như văn hóa đến đời đời con cháu sau này.

3. Ai cũng công nhn đi tìm cơ gia nguy là mt thái đ tich cc và sáng to. Hành đng th hin mt tư duy da trên nim tin ca tui tr, bt chp nhng tht vng ca tình thế.

4. Tuy nhiên, khi sự lạc quan trở nên mù lòa và mất đi logic hay khoa học, “cơ” trong “nguy” trở thành một trò tuyên truyền dựng lên bởi các chánh trị gia để đa số người dân quên đi một thực tế khá bẽ bàng. 
  • Không có cơ nào cho mt nn kinh tế mà phí qun lý cao hơn 42% GDP (mi đơn v phi chi ra 42 xu mi đng cho giá thành, chưa tính đến cac phí tn sn xut hay tài chánh khác). 
  • Không có “cơ nào cho mt h thng tài chánh mà 63% đu tư chy vào bong bong bt đng sn và nguy cơ n xu có th vượt qua 38% GDP. 
  • Không có cơ nào cho mt cơ chế mà 68% đu tư b các doanh nghip nhà nước chiếm lĩnh theo li kinh doanh OPM.

Bao giờ thì chúng ta hiểu ra rằng “cơ” đã đi mất từ lâu. 
Chỉ còn “nguy” và “nguy”.